(0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tìm hiểu tổng thể về công tắc hành trình cửa cuốn

Để lắp đặt một bộ cửa cuốn tự động hoàn chỉnh gồm khá nhiều bộ phận và chi tiết ráp lại. Như: Lô cuốn, thân cửa, motor, bộ lưu điện và một bộ phận mà ít ai biết là công tắc hành trình cửa cuốn. Một thiết bị quan trọng trong việc đóng mở đảo chiều lên xuống của cửa.

Bạn có biết về thiết bị điện này không? Nếu chưa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng thể về công tắc hành trình cửa cuốn trong bài viết này nhé. 

Khái niệm công tắc hành trình cửa cuốn là gì?

Công tắc hành trình cửa cuốn là gì?

Công tắc hành trình cửa cuốn là gì?

Công tắc hành trình cửa cuốn là công tắc hành trình được lắp đặt và sử dụng cho cửa cuốn. Nó còn được gọi với cái tên “công tắc giới hạn hành trình”; sử dụng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động. Nó có cấu tạo như một công tắc bình thường nhưng được trang bị thêm cần tác động. Để bộ phận chuyển động tác động vào và sẽ làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong công tắc.

Trạng thái của nó được thay đổi theo sự tác động của bộ phận chuyển động. Khi có tác động nó sẽ chuyển trạng thái mới và khi không có tác động nó sẽ trở về vị trí ban đầu. Nó được sử dụng để đóng cắt mạch hoặc đảo chiều quay của động cơ.

Cấu tạo chi tiết công tắc hành trình cửa cuốn

Cấu tạo chi tiết công tắc

Cấu tạo chi tiết công tắc

Công tắc hành trình dành cho cửa cuốn hay các thiết bị khác đều có cấu tạo tương tự nhau. Chúng không hề phức tạp mà thực tế lại rất đơn giản với 4 bộ phận chính:

  • Cần gạt (hay còn gọi là có đá) ở bên ngoài, bên trong có 3 chân và 1 rơ-le đóng ngắt
  • Chân trái có nhiệm vụ cấp nguồn
  • Chân phải thường ở trạng thái mở và sẽ đóng khi nhấn nút
  • Chân giữa thường ở trạng thái đóng và sẽ mở khi nhấn nút

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình chi tiết

Công tắc hành trình thực hiện nhiệm vụ đóng mở mạch điện trong lưới điện. Thay vì sử dụng tay để ấn nút như công tắc thường thì nó được tương tác bằng 1 bộ điều khiển và rơ-le. Khi nhận được tín hiệu rơ-le sẽ chuyển thông tin về bộ điều khiển và tín hiệu đóng ngắt mạch điện sẽ tự động phản hồi. 3 chân trong công tắc hành trình sẽ thực hiện nhiệm vụ đóng mở các tiếp điểm tương ứng.

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình

Sử dụng để làm thay đổi hướng dòng điện đi vào các thiết bị nên có thể nối cho 2 thiết bị điện; với vai trò đóng thiết bị này là mở thiết bị kia . Khi sử dụng cho 1 thiết bị điện thì công tắc sẽ chỉ có tác dụng đóng/ngắt.

Nói một cách chi tiết, cụ thể và dễ hiểu hơn theo cấu tạo của công tắc. Gồm có cần tác động, chân COM, chân NC thường đóng, chân NO thường hở. Nguyên lý hoạt động sẽ được thực hiện như sau:

  • Tại điều kiện bình thường tiếp điểm chân COM và chân NC sẽ đấu liền với nhau.
  • Khi có lực tác động lên cần gạt thì tiếp điểm chân COM và chân NC sẽ hở; chuyển sang tiếp điểm chân COM và NO sẽ đấu liên nhau.

Phân loại công tắc hành trình

Nhu cầu tiêu thụ cao nên có rất nhiều hãng sản xuất công tắc hành trình trên thị trường hiện nay. Nhưng tổng chung theo cấu tạo vật lý nó sẽ được phân thành 3 loại chính gồm có:

  • Kiểu nút nhấn
  • Kiểu tế vi
  • Kiểu đòn

Công tắc kiểu nút nhấn

Kiều này thay cần gạt bằng một nút nhấn được thiết kế trên đầu công tắc. Với vỏ và đầu được làm từ kim loại có khả năng chịu được va đập lớn. Cấu tạo bên trong công tắc gồm 3 chân như bình thường và các chân được gọi là tiếp điểm. Được phân loại thành tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh.

  • Tiếp điểm động sẽ được nối liền với trục và nút ấn, có khả năng thay đổi khi có lực tác động.
  • Tiếp điểm tĩnh không có sự thay đổi và luôn giữ nguyên một vị trí.

Khi nhấn nút thì tiếp điểm động gắn với nút sẽ sụt dần từ chân này sang chân kia; làm đóng ngắt các mạch điện đi tới thiết bị và ngược lại.

Công tắc hành trình kiểu tế vi

Kiểu này được sử dụng trong trường hợp cần độ chính xác hành trình cao từ 0,3mm – 0,7mm. Công tắc được bọc bằng kim loại nên chịu được va đập, với 3 tiếp điểm: 2 tĩnh – 1 động. Tiếp điểm động được gắn trên đầu 1 lò xo lá; khi bấm nút lò xo sẽ bị biến dạng và bật xuống dưới. Tiếp điểm động đó sẽ chạm vào tiếp điểm tĩnh làm mạch điện kín giúp thiết bị hoạt động. 

Khi tắt công tắc lá lò xo sẽ trở về vị trí ban đầu nhờ tính đàn hồi và tiếp điểm động cũng về vị trí ban đầu. Dẫn đến mạch hở và thiết bị điện sẽ dừng lại ngay tại điểm hành trình.

Công tắc kiểu đòn bẩy

Công tắc hành chình cửa cuốn kiểu đòn bẩy

Công tắc hành chình cửa cuốn kiểu đòn bẩy

Kiểu công tắc này có cấu tạo phức tạp hơn 2 loại trên với nhiều bộ phận hơn. Và thích hợp dùng cho các loại hành trình dài và cần chuyển đổi. Các bộ phận trên công tắc gồm: con lăn, đòn bẩy, then khoá, đĩa quay, tiếp điểm và lò xo.

Khi có lực tác động vào con lăn được gắn trên cần bên ngoài vỏ; thì đòn sẽ quay và lò xo làm bộ phận đĩa quay.Tiếp điểm động được gắn với 1 trục bên trong kết nối với đĩa quay. Tiếp điểm tĩnh được gắn với vỏ cách điện và dây dẫn ra thiết bị bên ngoài.

Ứng dụng công tắc hành trình cửa cuốn

Để cửa cuốn có thể hoạt động 2 chiều lên xuống, đóng – mở. Thì thiết bị không thể thiếu đó là công tắc hành trình cửa cuốn. 

Trục cửa cuốn được gắn với ổ trục và 1 motor Servo và chân công tắc hành trình được nối với motor này. Khi cửa kéo lên thì motor quay cùng chiều, kéo xuống thì quay ngược chiều. Nhờ vào 2 công tắc hành trình được gắn vào rơ-le và hoạt động theo nguyên lý mạch thuận – nghịch.

Như vậy chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về công tắc hành trình cửa cuốn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về thiết bị điện này. Và vai trò, tầm quan trọng của nó trong hoạt động của cửa cuốn tự động.

Bạn cần tư vấn giải pháp, thi công thiết kế hãy liên hệ với
Hotline : 0969.412.626 | Email info@bachvietgroup.vn
THI CÔNG AN TOÀN – NHANH CHÓNG – BÀN GIAO ĐÚNG THỜI GIAN CAM KẾT
  • zalo
  • hotline